bài Viết

Các công nghệ sản xuất thông minh mới nhất năm 2024

07/02/2020

Trong một báo cáo của mình, PwC – đơn vị kiểm toán hàng đầu thế giới, đánh giá rằng, trong năm năm tới đây, 85% các công ty công nghiệp sẽ triển khai các công nghệ 4.0 trong tất cả các bộ phận kinh doanh quan trọng. Không khó để giải thích xu hướng này, bởi trong tương lai gần, các nhà sản xuất sẽ phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng về chi phí, hiệu quả và đảm bảo chất lượng. Và ứng dụng các công nghệ sản xuất thông minh như IoT, AI, Học máy, v..v… là giải pháp duy nhất cho vấn đề này.

Trong bài viết dưới đây, hãy cũng ITG điểm qua bước tiến của các công nghệ được áp dụng vào sản xuất thông minh trong năm 2024 này:

Phân tích dữ liệu từ IIoT

Internet vạn vật cho ngành công nghiệp (IIoT) đã không chỉ dừng lại ở khái niệm công nghệ mà đã và đang được áp dụng và triển khai ngày một rộng rãi trong các ngành công nghiệp. Một cuộc khảo sát của gã khổng lồ IIoT – Microsoft cho thấy 94% các công ty cho biết họ sẽ thực hiện chiến lược IIoT vào năm 2021. Trên thực tế, IDC dự đoán rằng chi tiêu cho công nghệ IoT sẽ đạt tới một nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2022. Các lĩnh vực lớn nhất đầu tư vào công nghệ mới này bao gồm sản xuất riêng biệt, sản xuất theo quy trình, vận tải, tự động hóa và sản phẩm tiện ích.

cong nghe san xuat thong minh 1 - Các công nghệ sản xuất thông minh mới nhất năm 2024

Trong năm 2022, bài toán không còn là có nên áp dụng IIoT cho doanh nghiệp không, mà đã chuyển thành, làm sao để có được công nghệ phân tích dữ liệu mạnh mẽ nhất. Các doanh nghiệp sản xuất sẽ phải tham gia vào cuộc chạy đua trong việc tận dụng các công cụ phân tích tinh vi để xác định các vấn đề, cơ hội và giải pháp kinh doanh. Các nhà sản xuất chậm chân, tiếp tục theo đuổi chủ nghĩa kinh nghiệm và phân tích dựa trên cảm tính sẽ sớm phải rời khỏi cuộc chơi.

Học máy và AI

Các ứng dụng của AI và học máy cũng sẽ đóng vai trò ngày một quan trọng hơn trong ngành phân tích dữ liệu. Hai công nghệ này sẽ giúp đưa sản xuất lên một tầm cao mới. Theo các chuyên gia, AI và Học máy sẽ cung cấp ba giá trị trọng tâm là tốc độ, quy mô và sự thuận tiện.

cong nghe san xuat thong minh 2 - Các công nghệ sản xuất thông minh mới nhất năm 2024

Tốc độ và quy mô nói lên lợi thế của việc phân tích các tập dữ liệu khổng lồ một cách tự động so với việc phân công nhiệm vụ cho các chuyên gia phân tích dữ liệu, vốn không đảm bảo được tính chính xác và ổn định. Giờ đây, AI và thuật toán học máy đã có khả năng xử lý tốt các tập dữ liệu có cấu trúc phức tạp và khối lượng cực lớn. Sự phát triển này giúp rút ngắn thời gian xử lý và phân tích các tập dữ liệu phức tạp từ vài năm xuống vài ngày.

Về mặt thuận tiện, việc bổ sung AI và Máy học vào các công cụ phân tích sẽ giúp chúng trở nên trực quan, dễ sử dụng và đáng tin cậy hơn nhiều. Kế thừa những thành tựu của năm 2019, tốc độ và độ chính xác của các thuật toán này có thể sẽ cải thiện đáng kể vào năm 2022.

Sự phát triển của điện toán biên (edge computing) và điện toán lai (hybrid computing)

Trong một vài năm trở lại đây, khi nghĩ đến việc lưu trữ và xử lý dữ liệu, người ta nhắc nhiều đến điện toán đám mây. Tuy nhiên, sau một thời gian ứng dụng trong các doanh nghiệp sản xuất, đám mây đã bắt đầu xuất hiện một vài nhược điểm như: tồn tại độ trễ nhất định do quá trình truyền tải dữ liệu, yêu cầu đường truyền internet ổn định. Đó là lúc mà người ta tìm tới mô hình xử lý dữ liệu mới là Điện toán biên và điện toán lai.

Edge Computing (Điện toán biên) phù hợp với các trường hợp xử lý dữ liệu đòi hỏi phản hồi chính xác và tức thì trong thời gian thực như điều khiển xe tự hành AGV, các thiết bị theo dõi sức khỏe cá nhân. Khi đó, các ứng dụng không thể chờ dữ liệu được gửi đến máy chủ đám mây, được xử lý và sau đó nhận hướng dẫn cho các hành động tiếp theo. Thay vào đó, dữ liệu được xử lý và phân tích càng gần các thiết bị được kết nối càng tốt. Ước tính đến năm 2020, 45% dữ liệu được tạo bởi các thiết bị IoT sẽ được lưu trữ, xử lý, phân tích và hành động khi ở gần hoặc ở cạnh bên.

Điện toán biên có ưu thế hơn hẳn điện toán đám mây về thời gian đáp ứng và độ tin cậy ngay cả trong điều kiện mạng kém. Tuy nhiên, trên thực tế, phần nhiều các trường hợp IoT sử dụng trong ngành công nghiệp cần lưu trữ và xử lý một khối dữ liệu khổng lồ, nên đòi hỏi một trung tâm tập trung như đám mây. Yêu cầu này đã khiến người ta sáng tạo mô hình điện toán lai, giải pháp kết hợp giữa các khả năng của điện toán đám mây và biên: Xử lý ở cạnh, lưu trữ và phân tích tại đám mây.

Mô hình điện toán lai sẽ cho phép các công ty tận dụng tốt nhất đám mây công cộng và riêng tư bằng cách tích hợp chúng. Người dùng có thể lưu trữ dữ liệu nhạy cảm trên các máy chủ đám mây riêng và sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ đám mây công cộng để chạy các ứng dụng và phân tích.

Theo các báo cáo thị trường, trong năm 2022 này, phần lớn các công ty công nghiệp và sản xuất có xu hướng sử dụng mô hình điện toán lai khi có kế hoạch đầu tư vào phát triển sản xuất thông minh.

Nhà máy thông minh và công nghệ 5G

cong nghe san xuat thong minh 4 - Các công nghệ sản xuất thông minh mới nhất năm 2024

Tiếp nối nhiều thử nghiệm nhỏ lẻ của công nghệ 5G trên toàn thế giới trong năm 2019, năm 2020 sẽ đánh dấu sự bùng nổ của công nghệ này bằng việc triển khai hàng loạt 5G ở quy mô lớn. Điều này có khả năng tác động lớn đến nền sản xuất thông minh. 5G nếu được áp dụng sẽ phá bỏ rào cản của tốc độ và cường độ truyền dữ liệu trên internet và cho phép các nhà sản xuất giảm thiểu độ trễ và cải thiện giao tiếp theo thời gian thực.

Đọc thêm: Mô hình nhà máy thông minh

Tuy không phải nhà sản xuất nào cũng có đủ tiềm lực và điều kiện để tận dụng lợi ích của 5G nhưng, những người tiên phong ứng dụng công nghệ này sẽ có cơ hội tuyệt vời để cải thiện quy trình sản xuất và nâng cao hiệu xuất.

Trên thực tế, có thể thấy, các xu hướng công nghệ sản xuất thông minh của năm 2020 thiên về kế thừa những thành tựu đã đạt được trong thời gian trước. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh, sự khác biệt nằm ở chỗ, số lượng doanh nghiệp và mức độ ứng dụng các công nghệ này trên thực tế sản xuất. Tại Việt Nam, tuy chưa nhiều ghi nhận nhiều trường hợp ứng dụng thành công công nghệ 4.0 trong hệ thống sản xuất, tuy nhiên, về tầm nhìn chiến lược, nhiều doanh nghiệp đã chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực để đón đầu xu hướng này. Điều cần làm là tìm một đơn vị cung ứng giải pháp công nghệ phù hợp, có kinh nghiệm làm việc lâu năm với các doanh nghiệp sản xuất.

ITG Việt Nam là một gương mặt như vậy. Với kinh nghiệm 14 năm triển khai phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp cho các doanh nghiệp sản xuất lớn như Bao bì Goldsun, Dược phẩm Nam Dược, may mặc K&G,… ITG tự tin tiên phong phát triển và ứng dụng các công nghệ sản xuất thông minh để xây dựng mô hình nhà máy thông minh phù hợp với đặc thù doanh nghiệp Việt. Để nhận được tư vấn, vui lòng liên hệ số điện thoại: 0986.196.838

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng