bài Viết

Lựa chọn phần mềm quản lý sản xuất MES cho doanh nghiệp sản xuất khuôn mẫu

20/07/2021

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động rất lớn lên nghành công nghiệp toàn cầu đặc biệt là ngành chế tạo khuôn mẫu. Ngành này được biết đến là một ngành sản xuất có yêu cầu kỹ thuật phức tạp, tự động hóa và độ chính xác cao. Tuy nhiên, tại Việt Nam, công nghệ chế tạo khuôn mẫu mới dừng lại ở các ngành tiêu dùng (ngành nhựa…), dập cơ khí, đúc áp lực, vật liệu xây dựng, trong khi đó, lại chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe của các ngành công nghiệp đòi hỏi sự chế tạo tinh vi và kiếm soát cao hơn như khuôn mẫu linh kiện ô tô. Đứng trước những cơ hội từ hội nhập kinh tế và sự dịch chuyển chuỗi cung ứng sang Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất khuôn mẫu cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số để nâng cao năng suất chất lượng, gia tăng khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Một trong những giải pháp công nghệ được ưu tiên ứng dụng đó là phần mềm quản lý sản xuất MES.

Lựa chọn phần mềm MES nào cho ngành chế tạo khuôn mẫu

Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất MES

Phần mềm quản lý sản xuất MES (Hay còn gọi là hệ thống điều hành và thực thi sản xuất) là một công cụ không thể thiếu, giúp các nhà sản xuất khuôn mẫu có thể sử dụng để đo lường và kiểm soát các hoạt động sản xuất quan trọng. Một số lợi ích của các giải pháp MES là tăng khả năng truy xuất nguồn gốc, năng suất và chất lượng. Các chức năng khác được cung cấp bởi các giải pháp MES có thể bao gồm theo dõi thiết bị, cấu trúc sản phẩm – định mức nguyên vật liệu (BOM), theo dõi lao động, quản lý hàng tồn kho, nhận diện và khoanh vùng lỗi, theo dõi KPI, và nhiều báo cáo chuyên sâu khác nhau.

Lựa chọn phần mềm quản lý sản xuất MES nào cho doanh nghiệp chế tạo khuôn mẫu

Hầu hết các nhà sản xuất khuôn mẫu hoạt động theo phương thức ETO (Engineer to Order) và thiếu hệ thống phần mềm quản lý sản xuất hỗ trợ. Một vài doanh nghiệp sử dụng hệ thống MRP (phần mềm lập kế hoạch nguyên vật liệu), ước tính các chi phí bằng phần mềm Excel rời rạc so với các phần mềm thiết kế (CAD/CAM) và một hệ thống kế toán chưa được thiết kế theo đặc thù ngành sản xuất khuôn mẫu (vốn chưa tính giá thành chi tiết đến từng mã hàng, sản phẩm và gặp khó khăn với nhiều mẫu mã cần hạch toán).

Chính vì vậy, việc lựa chọn phần mềm quản lý sản xuất MES phù hợp với đặc thù ngành khuôn mẫu đòi hỏi doanh nghiệp cân nhắc và xem xét nhiều yếu tố khác nhau, trong đó nổi bật là những yếu tố:

  • Cho phép tính toán chi phí thực tế sản xuất so với dự tính
  • Tích hợp chặt chẽ với các phần mềm thiết kế của bên thứ ba (phần mềm CAD/CAM) hoặc các phần mềm tối ưu sản xuất (VD: phần mềm cắt, phần mềm chế tạo…)
  • Định mức cấu trúc nguyên vật liệu BOM cần đa dạng để đáp ứng số lượng lớn về mẫu mã, kích thước của các chi tiết sản phẩm.
  • Cho phép lập kế hoạch, lập lịch sản xuất theo từng sản phẩm, từng máy. Điều này đi đôi với việc nên lựa chọn hệ thống MES có khả năng kết nối IoT với các máy CNC để thu thập dữ liệu tự động, phục vụ lập kế hoạch và lịch sản xuất theo từng máy.
  • Truy xuất nguồn gốc theo từng công đoạn đóng vai trò quan trọng bởi sản phẩm khuôn mẫu có nhiều mẫu mã, chi tiết, đòi hỏi sự theo dõi kiểm soát gắt gao về nguồn gốc
  • Quan trọng nhất là phần mềm có khả năng tùy biến theo đặc thù của doanh nghiệp.

Đọc thêm: PLM, MES, ERP – Bộ 3 sức mạnh của quản lý doanh nghiệp sản xuất

Phần mềm 3S MES – Giải pháp quản lý sản xuất cho ngành khuôn mẫu

3S MES là phần mềm quản trị sản xuất do công ty Cổ phần công nghệ ITG cung cấp. Phần mềm được xây dựng và phát triển bởi đội ngũ kỹ sư có 15 năm kinh nghiệm triển khai thành công nhiều dự án phát triển công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp sản xuất hàng đầu Việt Nam, trong đó có nhiều tên tuổi lớn về sản xuất khuôn mẫu đúc nhựa như: HTMP, nhà máy ALUBA Sunhouse…. 3S MES chứa 6 module đáp ứng đầy đủ các chức năng cốt lõi của hệ thống quản trị vận hành sản xuất bao gồm:

Lựa chọn phần mềm quản lý sản xuất MES cho ngành sản xuất khuôn mẫu

Quản lý sản xuất

  • Quản lý năng lực sản xuất: Khai báo và quản lý năng lực sản xuất cho từng nhà máy, khu vực sản xuất, chi tiết từng dây truyền hoặc máy sản xuất theo thời gian làm việc.
  • Quản lý lệnh sản xuất: Kế thừa bản kế hoạch sản xuất được hoạch định bởi phần mềm ERP để tổng hợp thành các yêu cầu công việc cụ thể.
  • Lập lịch sản xuất: Căn cứ vào lệnh sản xuất, Hệ thống hỗ trợ xếp lịch sản xuất và phân phối hợp lý các yêu cầu sản xuất cho các dây chuyền hoặc máy sản xuất để tối ưu hóa nguồn lực hiện có và thể hiện trực quan trên sơ đồ Gantt.
  • Hoạch định quy trình sản xuất (BOP): Thiết lập hệ thống quy trình sản xuất tiêu chuẩn giúp nhà sản xuất thống nhất trình tự vận hành, thời gian xử lý hoạt động cũng như cung cấp hướng dẫn sản xuất chi tiết cho từng sản phẩm
  • Theo dõi, giám sát sản xuất theo thời gian thực:thực hiện kiểm tra, giám sát theo thời gian thực quá trình sản xuất và truyền dữ liệu tức thời lên hệ thống điều khiển trung tâm.
  • Quản lý các công đoạn sản xuất: Dữ liệu về quá trình vận hành sản xuất sẽ được thu thập, lưu trữ, tổng hợp và biểu diễn theo dạng bảng biểu trực quan.

Quản lý kho vật tư

  • Nhập/xuất và quản lý tồn kho theo Barcode/QRCode: Hệ thống hỗ trợ tạo tự động tem sản phẩm, in tem và thao tác nhập/xuất/check tồn bằng mã Barcode, QRCode giúp kiểm soát chính xác giao dịch và phản ánh tồn kho theo thời gian thực.
  • Quản lý tồn kho theo nhiều trạng thái khác nhau: Hệ thống cho phép nắm bắt chính xác về vị trí lưu kho; phương thức lưu kho (kệ, thùng, pallet, khay,…), thông tin lô hàng hóa và các tham số trọng lượng, kích thước phục vụ việc đóng gói, đóng thùng,…
  • Nắm bắt chính xác dòng chảy sản phẩm trong sản xuất: Dòng chảy sản phẩm và lượng tồn trên các công đoạn sản xuất (WIP) được hệ thống hiển thị chính xác theo thời gian thực.

Quản lý chất lượng

  • Kiểm soát chất lượng từ nguyên vật liệu, bán thành phẩm đến thành phẩm ngay trên từng công đoạn (từ IQC – PQC – OQC)
  • Phân tích đánh giá các chỉ tiêu chất lượng trước, trong và sau quá trình sản xuất:Phối hợp các quy trình quản lý chất lượng bao gồm thu thập dữ liệu, theo dõi lỗi và các hành động khắc phục

Đọc thêm: Hệ thống quản lý sản xuất của nhà máy hỗ trợ quản lý chất lượng như thế nào?

Quản lý thiết bị và bảo trì bảo dưỡng

  • Số hóa hồ sơ thiết bị: Các thông tin chi tiết về thiết bị (các thông số kỹ thuật, chỉ dẫn bảo trì, theo dõi quá trình sửa chữa,…) được số hóa và trích xuất bất cứ lúc nào.
  • Giám sát trạng thái thiết bị theo thời gian thực: Hệ thống giúp theo dõi trạng thái hoạt động của thiết bị theo thời gian thực và thông báo các sự cố gây dừng máy làm gián đoạn sản xuất.
  • Phân tích đánh giá hiệu suất tổng thể thiết bị (OEE): Hệ thống hỗ trợ thu thập thông tin, phân tích, đánh giá các chỉ số vận hành thiết bị sản xuất và tính toán hiệu suất tổng thể (OEE).
  • Thiết lập quy trình cảnh báo và xử lý sự cố thiết bị: Hệ thống hỗ trợ người dùng thiết lập phương thức cảnh báo và quy trình xử lý sự cố khi thiết bị xảy ra hỏng hóc, đồng thời lưu lại toàn bộ các sự cố vào lý lịch thiết bị.
  • Thiết lập quy trình bảo trì, bảo dưỡng, thay thế phụ tùng: Hệ thống cho phép thiết lập quy trình và tự động lên kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, thay thế phụ tùng khi đến hạn.

Truy xuất nguồn gốc

  • Tạo lập bản ghi truy xuất nguồn gốc hoàn chỉnh cho từng đơn vị sản phẩm, chi tiết đến số Serial của từng thành phẩm/bán thành phẩm sản xuất được sau mỗi khâu.
  • Ghi lại toàn bộ quá trình sản xuát bao gồm: bộ phận phụ trách, thời gian/dây chuyền/thiết bị thực hiện từng thao tác.
  • Kết hợp với Module Quản lý kho để thực hiện truy vết nhanh thông qua mã QRCode hoặc Barcode
  • Hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho người dùng cuối

Đọc thêm: Sức mạnh của hệ thống MES trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Tích hợp thiết bị IIoT, kết nối máy sản xuất và các phần mềm thiết kế

Điểm đặc biệt nhất của phần mềm 3S MES là khả năng tích hợp mạnh mẽ với các ứng dụng điều hành doanh nghiệp như hệ thống tự động hóa, tầng kết nối dữ liệu IIoT hoặc SCADA, hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP, các phần mềm thiết kế và phần mềm hỗ trợ chế tạo – sản xuất cùng ứng dụng báo cáo thông minh BI để tạo nên một hệ sinh thái quản trị doanh nghiệp sản xuất, định hướng nhà máy thông minh. Tính năng mở rộng này sẽ cho phép doanh nghiệp theo đuổi các kế hoạch dài hơi của mình và khẳng định vị thế vững chắc trên thương trường.

Kết luận

Có thể thấy, triển khai hệ thống quản trị sản xuất là chiến lược phát triển sống còn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp ngành chế tạo khuôn mẫu khi cơ hội gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu đang tăng cao. Hi vọng, ứng dụng phần mềm 3S MES sẽ là cánh tay phải đắc lực, giúp doanh nghiệp bước đầu gặt hái những thành quả trên hành trình chuyển đổi số của mình.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng