bài Viết

Các tiêu chí đánh giá nhà cung cấp hệ thống MES trong sản xuất

15/04/2020

Có thể nói triển khai hệ thống MES trong sản xuất là một quá trình tiêu tốn nhiều nguồn lực của doanh nghiệp. Vì vậy chỉ một sai lầm nhỏ trong việc lựa chọn đối tác công nghệ, doanh nghiệp sẽ phải đánh đổi không chỉ rất nhiều chi phí, mà còn nhân lực và thời gian. Vậy, những tiêu chí nào cần cân nhắc khi đánh giá nhà cung cấp hệ thống quản trị thực thi sản xuất?

Các tiêu chí đánh giá nhà cung cấp hệ thống MES trong sản xuất

Các tiêu chí đánh giá nhà cung cấp hệ thống MES trong sản xuất

Cập nhật kiến thức về 15 thông tin cực hữu ích dành riêng cho người quản lý sản xuất

Các tính năng hệ thống cần cân nhắc trong phần mềm MES

Khi đánh giá hệ thống MES trong sản xuất, bên cạnh việc xem xét những chức năng mà phần mềm cung cấp để hỗ trợ giải quyết bài toán trong sản xuất, doanh nghiệp nên cân nhắc đến cả các tính năng hệ thống của phần mềm. Những phần mềm trang bị đủ những tính năng dưới không chỉ chứng minh năng lực của nhà cung cấp mà còn đảm bảo tính ứng dụng toàn diện trong hệ thống nội bộ và khả năng mở rộng trong tương lai.

lựa chọn nhà cung cấp hệ thống MES trong sản xuất

Thích ứng tốt với doanh nghiệp

Doanh nghiệp nào trước khi ứng dụng công nghệ vào quản trị đều phải trải qua thời gian lưu trữ dữ liệu thủ công. Vì vậy, khả năng nhập các tệp dữ liệu đặc thù của từng doanh nghiệp là tính năng cơ bản mà bất kì phần mềm quản trị nào cũng phải có. Những dữ liệu quá khứ được khai báo sẽ là cơ sở quan trọng để so sánh đối chiếu số liệu và giúp hệ thống đưa ra các gợi ý cải thiện hoạt động của doanh nghiệp sản xuất trong tương lai.

Quy trình quản lý sản xuất “hiệu quả” dành cho 6 ngành trọng điểm. Giúp doanh nghiệp tối ưu năng suất làm việc, và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tính năng phân quyền dành cho người dùng

Tính năng phân quyền người dùng là tính năng không thể thiếu bởi nó giúp kiểm soát chặt chẽ những người có quyền truy cập vào hệ thống quản trị và thông tin quan trọng của doanh nghiệp. Tính năng này cho phép quản trị viên hệ thống xem, tạo, chỉnh sửa và xóa các tác vụ cho phép đối với mỗi nhân viên. Bên cạnh đó, nó còn ghi chép nhật ký hành động đầy đủ của mỗi người dùng để doanh nghiệp nhanh chóng xác định trách nhiệm của người dùng trong các trường hợp gian lận hoặc phát sinh lỗi. Ngoài ra, hệ thống cũng cần trang bị khả năng mã hóa bổ sung dành cho thông tin độc quyền nhạy cảm.

API

Các hệ thống MES trong sản xuất yêu cầu nhiều loại dữ liệu đầu vào để hoạt động hiệu quả. Giao diện lập trình ứng dụng phần mềm (API) mạnh mẽ cho phép khả năng tích hợp các hệ thống thông tin khác trong doanh nghiệp như ERP, IIoT, CRM,v.v… và hỗ trợ tự động chuyển dữ liệu kinh doanh chính đến hệ thống thực thi sản xuất và ngược lại tạo dòng thông tin thông suốt trong doanh nghiệp.

Giao diện người dùng

Do bản chất của việc phối hợp công việc thực hiện sản xuất vốn dĩ đã phức tạp, giao diện người dùng nhất quán và dễ hiểu là yêu cầu đặc biết quan trọng trong phần mềm MES. Một giao diện người dùng trong MES được thiết kế tốt sẽ bao gồm giao diện thân thiện dễ thao tác với người dùng và các báo cáo, phân tích hiển thị trực quan thông qua hệ thống biểu đồ. Giao diện cũng nên trang bị khả năng cho phép mỗi người dùng được tùy chỉnh giao diện phù hợp với nhu cầu công việc của mình.

Phần mềm điều hành sản xuất giúp trực quan hóa cho nhà máy. Cho phép nhà quản trị đưa ra những quyết định kịp thời, từ đó đem lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp.

Hỗ trợ nhiều hệ tiền tệ

Hiện nay dù là doanh nghiệp hoạt động nội địa hay đa quốc gia, việc hỗ trợ tính toán trên nhiều hệ tiền tệ là yêu cầu bắt buộc bởi chuỗi cung ứng hoạt động dựa trên nền tảng kinh tế phẳng, các đối tác của doanh nghiệp có thể đến từ nhiều quốc gia, đơn vị với những hệ tiền tệ khác nhau.

Đa ngôn ngữ

Khả năng đa ngôn ngữ của phần mềm sẽ là lợi thế cho các doanh nghiệp có định hướng phát triển quốc tế, giúp doanh nghiệp duy trì một nền tảng nhất quán cho cộng đồng người dùng trên khắp các hệ thống kinh doanh trên toàn cầu.

Báo cáo

Khối lượng và mật độ thông tin được cung cấp bởi phần mềm MES đòi hỏi khả năng báo cáo hệ thống mạnh mẽ. Năng lực của một hệ thống MES thể hiện ở việc nó có khả năng cung cấp bao nhiêu công cụ báo cáo. Những tính năng báo cáo cơ bản mà phần mềm MES nào cũng cần phải có bao gồm: bảng điều khiển người dùng có thể tùy chỉnh cho KPI sản xuất chính, khả năng trích xuất báo cáo bất kì lúc nào, thư viện mẫu báo cáo được xác lập trước và các thông báo/cảnh báo quá trình.

Hỗ trợ đa nền tảng

Với tính chất công việc thời đại 4.0 hiện nay, các nhà quản trị sản xuất cần duy trì công việc của mình mọi lúc, mọi nơi. Từ đó, doanh nghiệp nảy sinh nhu cầu sử dụng các tính năng của phần mềm MES từ nhiều loại thiết bị khác nhau, bao gồm: máy trạm chỉ huy tại hiện trường, máy tính xách tay, thiết bị di động và thậm chí, POS tại cửa hàng. Vì vậy, tính năng hỗ trợ đa nền tảng đang dần trở thành tiêu chuẩn mới của bất kì hệ thống MES trong sản xuất nào. Khả năng hỗ trợ giao diện web cũng giúp cải thiện tính linh hoạt của việc đảm bảo quyền truy cập nhất quán của người dùng trên các loại thiết bị được yêu cầu.

Cấu hình & tùy chỉnh

Các nhà cung cấp cần trang bị hai tính năng hỗ trợ nhu cầu thay đổi chức năng hệ thống cho khách hàng của mình. Đó là tính năng cấu hình & tính năng tùy chỉnh. Tính năng cấu hình thường xuất hiện trong các giao diện quản trị viên cho phép thực hiện các sửa đổi nhỏ, chẳng hạn như thêm các trường dữ liệu, thay đổi cách đặt tên của các thành phần hệ thống hoặc quản lý quy trình công việc từng bước. Tính năng tùy chỉnh bao gồm các thay đổi sâu hơn về chức năng của chương trình, thường liên quan đến sửa đổi mã lập trình.

Tham khảo thêm: Phần mềm quản lý sản xuất MES tùy chỉnh hay đóng gói?

Các yếu tố hỗ trợ của nhà cung cấp hệ thống MES trong sản xuất

Các tính năng hệ thống chỉ là một phần của quyết định chọn đối tác cung cấp phần mềm MES. Doanh nghiệp đừng nên bỏ qua yếu tố hỗ trợ trong quá trình thiết lập hệ thống MES trong sản xuất và hậu triển khai cũng quan trọng không kém. Các yếu tố hỗ trợ sau đây rất quan trọng để xem xét trước khi nhà quản lý đưa ra quyết định cuối cùng:

lựa chọn nhà cung cấp hệ thống MES trong sản xuất

Kinh nghiệm triển khai các dự án trong cùng ngành dọc

Mỗi doanh nghiệp sản xuất tùy theo ngành mà có chế độ hoạt động, loại sản phẩm và quy mô tổ chức khác nhau. Vì vậy, sau mỗi dự án triển khai hệ thống MES các nhà cung cấp sẽ thu thập được cho mình nhiều kinh nghiệm vô cùng hữu ích để ứng dụng triển khai MES cho các doanh nghiệp cùng ngành sau này. Vì vậy, nếu doanh nghiệp lựa chọn đúng các nhà cung cấp với kinh nghiệm triển khai dày dặn, không những rút ngắn được quá trình thực hiện dự án mà còn thừa hưởng nguồn tri thức quản trị và cách thức giải quyết các bài toán cụ thể của ngành.

Kinh nghiệm quản lý sản xuất giúp doanh nghiệp có sự chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, giảm thiểu tối đa rủi ro, hạn chế được nhiều chi phí không đáng có.

Kinh nghiệm tích hợp hệ thống

Một trong những yếu tố thách thức nhất của việc quản lý triển khai MES là đảm bảo tích hợp hiệu quả giữa phần mềm mới và các hệ thống kinh doanh hiện có. Các nhà cung cấp có kinh nghiệm tích hợp hệ thống MES của họ với các hệ thống cụ thể mà doanh nghiệp đang sử dụng có thể tiến hành tích hợp hệ thống trong một khoảng thời gian ngắn hơn, với chi phí thấp hơn và có kết quả tốt hơn.

Dịch vụ hỗ trợ

Tiêu chí quan trọng giúp doanh nghiệp chọn đúng nhà cung cấp MES là dịch vụ hỗ trợ khắc phục sự cố nhanh chóng và đảm bảo liên tục. Những tiêu chí phải kể đến là thời gian hỗ trợ và phương thức hỗ trợ. Các mô hình điển hình nhất là 24/7và 8×5. Bên cạnh đó, nhà cung cấp phải đưa ra đầy đủ các phương tiện kết nối với bộ phận hỗ trợ có thể bao gồm các tùy chọn điện thoại (số cố định, số di động), email và các ứng dụng liên lạc khác (tài khoản Zalo, Viber,…). Thường thì các doanh nghiệp triển khai MES sẽ được lựa chọn giữa nhiều gói hỗ trợ, với các tùy chọn khác nhau về khung thời gian hỗ trợ và phương thức liên lạc. Các gói hỗ trợ còn phụ thuộc vào tiêu chuẩn về thời gian đáp ứng.

Đào tạo

Do sự phức tạp của hệ thống MES trong sản xuất và số lượng phong phú các chức năng được trang bị, đào tạo người dùng là quy trình không thể thiếu. Mục tiêu của quy trình này là đảm bảo mọi người dùng đều có thể thao tác thành thạo với các tính năng của hệ thống. Các phương thức đào tạo điển hình bao gồm đào đạo trực tiếp thông qua kênh trực tuyến, cung cấp video hướng dẫn, đào tạo tập trung tại cơ sở của nhà sản xuất. Đối với các tổ chức có số lượng người dùng lớn, phương pháp đào tạo tập trung thường được khuyến nghị để giảm thiểu chi phí đào tạo.

Trung tâm dữ liệu (đối với các nhà cung cấp ứng dụng trên nền tảng điện toán đám mây)

Đối với lựa chọn dành cho các hệ thống MES trong sản xuất hoạt động trên nền tảng điện toán đám mây, việc đánh giá khả năng của trung tâm dữ liệu của hệ thống, cụ thể là máy chủ lưu trữ là một yếu tố vô cùng quan trọng. Khi xem xét khả năng của trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp, có ba yếu tố chính cần xem xét: bảo mật, băng thông và khả năng mở rộng để bổ sung tài nguyên.

Tại sao: Phần mềm quản trị sản xuất – điều kiện không thể thiếu trong xu hướng sản xuất của tương lai

Khu vực địa lý

Đây là trở ngại của của các nhà sản xuất địa phương khi cân nhắc tới việc triển khai các giải pháp nước ngoài. Vấn đề không chỉ dừng lại ở việc khó khăn trong quá trình triển khai và hỗ trợ dự án lâu dài, mà còn bởi, các ứng dụng ngoại, tuy có nền tảng công nghệ tốt nhưng lại thiếu sự am hiểu về mô hình sản xuất của địa phương. Điều này dẫn tới thực tế là, các dự án triển khai phần mềm MES từ các nhà cung cấp hàng đầu thế giới dành cho các doanh nghiệp Việt vấp phải nhiều khó khăn, và nhiều trong số đó không đi tới được thành công cuối cùng.

Những tiêu chí được liệt kê trên đây hi vọng đã giúp doanh nghiệp xác định được các yếu tố quan trọng khi lựa chọn đối tác công nghệ đồng hành với mình trong quá trình chuyển đổi số. Cần phải nhắc lại rằng, mỗi một bước đi chính xác của doanh nghiệp trong giai đoạn đầu của dự án triển khai hệ thống MES trong sản xuất sẽ tiết kiệm rất nhiều tiền bạc, thời gian và công sức.

Bài viết cùng chủ đề:

Phần mềm 3S MES của Công ty CP Công nghệ ITG là hệ thống MES trong sản xuất tùy biến đầu tiên của Việt Nam. Phần mềm có thể biến đổi linh hoạt để phù hợp với đặc thù sản xuất của từng doanh nghiệp. Phần mềm 3S MES được ứng dụng thành công tại nhiều lĩnh vực như: sản xuất lắp ráp điện tử, linh kiện, cơ khí chế tạo, sản xuất bao bì, nhựa, dược phẩm,… Ưu điểm của phần mềm là khả năng tích hợp mạnh mẽ với các ứng dụng điều hành doanh nghiệp như hệ thống tự động hóa, tầng kết nối dữ liệu IIoT hoặc SCADA, hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP để quản lý toàn diện hoạt động sản xuất. Để nhận được tư vấn sâu hơn về triển khai giải pháp MES cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ tới Hotline: 092.6886.855.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng