bài Viết

Sản xuất thông minh trong kỷ nguyên VUCA

17/08/2021

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mã, đang nhanh chóng thay đổi các mô hình sản xuất hiện nay và hình thành phương thức sản xuất thông minh. Tuy nhiên, đứng trước những biến động khó lường của thế giới (trạng thái VUCA), đặc biệt là kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, các doanh nghiệp sản xuất cần linh hoạt ứng phó và triển khai những công nghệ như thế nào để phát triển và hình thành một nền sản xuất hiện đại.

VUCA là gì và ảnh hưởng thế nào đến sản xuất thông minh

Kỷ nguyên VUCA được tạo thành từ 4 điều kiện chính

VUCA là gì?

Khái niệm “VUCA” dùng để mô tả về thế giới “đa cực”, được xác lập khi thỏa 4 điều kiện:

Biến động (Volatility): Trong một môi trường sản xuất thay đổi chóng mặt như hiện nay, mọi thứ đều biến chuyển sâu và rộng, cùng sự tương tác đa chiều, khiến người quản trị sản xuất không kịp tiếp nhận thông tin và nắm bắt những biến động mới.

Không chắc chắn (Uncertainty): Do sự biến động phức tạp như vậy, nên chúng ta không thể dự đoán chính xác được các sự kiện trong tương lai, nhiều hoạch định bị đảo lộn trên thực tế trong khi đối thủ cạnh tranh có thể đột ngột xuất hiện. Điều này khiến dự đoán của người quản trị sản xuất, lãnh đạo doanh nghiệp giảm đi tính chính xác.

Phức tạp (Complexity): Lĩnh vực sản xuất có quá nhiều yếu tố liên quan và tác động qua lại nhanh chóng, bị bao vây bởi vô vàn thông tin nhiễu, dẫn đến nhầm lẫn lan rộng, không xác định được tường minh, rõ ràng nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến nhà máy.

Mơ hồ (Ambiguity): Trong môi trường sản xuất phức tạp, các yếu tố dần mất đi sự kiểm soát và trở nên mơ hồ, không chắc chắn. Lãnh đạo mong muốn thay đổi, kiểm soát sự thay đổi nhưng không biết bắt đầu từ đâu và lựa chọn giải pháp nào.

Đọc thêm: Chuyển đổi số trong sản xuất

Sản xuất thông minh trong kỷ nguyên VUCA

Đối phó biến động

Trước hết nhà máy phải hiểu mức độ biến động và đánh giá mức độ nhanh nhạy của các hoạt động sản xuất cũng như kinh doanh hiện tại.

Sản xuất thông minh đối phó với sự không chắc chắn

Sản xuất thông minh trong thời đại VUCA mang đến khả năng đối phó với áp lực tốt hơn

Trong kỷ nguyên VUCA, các nhà sản xuất phải chịu áp lực liên tục trong việc cải thiện chất lượng sản phẩm QPM (Quality Product Management) khi thị trường có sự thay đổi nhanh chóng. Do đó tiếp cận các công nghệ như Big Data, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo… sẽ trợ giúp nhà máy giải quyết phần nào sự biến động thông qua nâng cao tính tự động hóa trên toàn bộ phân xưởng.

Đọc thêm: Mối quan hệ của Lean với cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0

Giảm thiểu sự không chắc chắn

Trong môi trường sản xuất thông thường, nhà lãnh đạo phải sử dụng các phương pháp quản trị khác nhau để đưa con tàu doanh nghiệp vượt qua nhiều rào cản khó khăn, đi theo mục tiêu nhất định. Và ở thế giới số cũng vậy. Doanh nghiệp có thể triển khai quy trình bốn bước như sau để giảm thiểu những tiêu cực từ sự không chắc chắn do kỷ nguyên VUCA đem lại:

Sử dụng (Use)

Sử dụng thông tin dữ liệu về “Kiến thức – Quy trình – Công nghệ” để hình thành những hệ thống nền tảng có tính chất phân tích, phục vụ công tác Dự đoán và Xử lý những ảnh hưởng do sự không chắc chắn (Uncertainty) đem lại. Việc xây dựng những hệ thống dữ liệu lớn (data lake) có thể giúp tạo ra những dự báo đáng tin cậy dựa vào dữ liệu lịch sử đã có. Ngoài ra, sự chuyển dịch sang các phương thức sản xuất mới như Tạo mẫu ảo (Virtual Prototyping), các ứng dụng IoT dựa trên công nghệ mô hình hóa bề mặt, trình lập kế hoạch (CAPP), hay mô phỏng quy trình,…, đều là những xu hướng tất yếu, trong đó, dữ liệu là một thành phần quan trọng để triển khai những công nghệ này.

Chuẩn bị (Prepare)

Doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị tốt để đối phó với những tình huống nảy sinh bất ngờ thông qua các công nghệ kỹ thuật số như điện toán nhận thức, mạng nơ-ron, thuật toán trí tuệ nhân tạo,.., giúp tăng tốc khả năng ra quyết định và xây dựng vị thế tiên phong cung cấp sản phẩm-dịch vụ ra thị trường mục tiêu.

Tập trung (Focus)

Thị trường đang chuyển dịch theo hướng đáp ứng nhu cầu cụ thể của khách hàng. Do đó, những công cụ có khả năng phân tích sẽ giúp bạn tập trung vào các thị trường rất đặc thù “M2C – Từ nhà máy đến tận tay người tiêu dùng”. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chú trọng quan tâm tới vòng đời sản phẩm thông qua hệ thống PLM. Hệ thống này khi được kết nối với ERP và MES, sẽ tạo thành một kiềng ba chân công nghệ vững chãi cho hoạt động sản xuất trung tâm tại nhà máy. Đây cũng là bộ ba quản lý sản xuất thiết yếu mà mọi mô hình nhà máy thông minh nào cũng cần triển khai.

Tìm kiếm (Find)

Các phương thức tiếp thị kỹ thuật số và kênh truyền thông trực tuyến giúp hình thành những “cổng giao tiếp” đón nhận phản hồi rất nhanh. Đây được coi là chất xúc tác thúc đẩy quá trình R&D, cải thiện sản phẩm, tăng trải nghiệm khách hàng.

Tạo ra sự linh hoạt

Nhìn vào nền sản xuất thông minh trong thời đại kỹ thuật số, có 4 yếu tố nổi bật giúp tạo ra sự linh hoạt trong nhà máy:

Sản xuất thông minh giúp nâng cao tính linh hoạt

Sản xuất thông minh giúp nâng cao tính linh hoạt

  • Sử dụng tài nguyên trong nhà máy một cách tối ưu;
  • Rút ngắn thời gian sản xuất, nâng cao tính hiệu quả trên dây chuyền;
  • Sản xuất theo nhu cầu đặc thù của khách hàng;
  • Gia tăng năng suất

Sự phức tạp trong không gian Sản xuất kỹ thuật số chủ yếu là do trên thực tế, hoạt động sản xuất ngày nay đang chuyển trọng tâm từ triết lý kinh doanh sản phẩm thuần túy (Công ty chuyên doanh) sang triết lý Sản phẩm – Dịch vụ. Do đó, để tạo ra sự linh hoạt, nhà máy cần phải hài hòa sao cho sản phẩm sản xuất ra không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn cần phải làm hài lòng trải nghiệm khách hàng.

Đọc thêm: 7 Nguyên tắc trong sản xuất thông minh

Hoạch định lộ trình cụ thể

Bất kỳ nhà máy nào không có một kế hoạch phát triển cụ thể cũng như lộ trình áp dụng các tiến bộ công nghệ thì chắc chắn sẽ bị đào thải nhanh chóng khỏi thị trường.

Trên thực tế, trong thời đại Công nghệ 4.0, các yếu tố Kỹ thuật số đóng vai trò quan trọng cũng như yếu tố then chốt tạo ra lợi thế cạnh tranh của từng doanh nghiệp với nhau.

Do đó, nhà quản trị sản xuất cần vạch sẵn cho nhà máy của mình một chiến lược phát triển trong thời gian tới. Theo nhiều chuyên gia, các nhà lãnh đạo cần làm linh hoạt thay đổi chiến lược và xem lại mục tiêu của doanh nghiệp theo chu kỳ mỗi 6 tháng – 1 năm/lần.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần tư vấn sâu hơn về sản xuất thông minh và nhà máy thông minh, hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua số hotline tư vấn giải pháp: 092.6886.855

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng

    Tặng bạn ebook









      Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
      Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng